Tạo Website cho người mới bắt đầu với chi phí rẻ nhất bằng WordPress từ A-Z

Làm sao để xây dựng website khi bạn không phải là chuyên gia công nghệ? Đừng lo, bài viết này của WPTheme.vn sẽ hướng dẫn bạn từng bước tạo website từ A – Z, đơn giản và hiệu quả ngay cả khi bạn không có nền tảng lập trình hay kỹ thuật.

Bước 1: LÊN Ý TƯỞNG

Bạn cần tìm hiểu rõ về những chức năng và công nghệ cần thiết của website cần tạo. Ví dụ, web bán hàng cần có chức năng tự động như giỏ hàng, đặt hàng, thanh toán trực tuyến, mã QR. Web diễn đàn cần có các tính năng đăng ký/đăng nhập thành viên, thảo luận theo chủ đề chi tiết.

Nghiên cứu rõ được mục tiêu và mong muốn của mình thì việc xác định công nghệ sẽ trở nên đơn giản, giúp bạn tránh mất tiền vào những tính năng hoặc công nghệ không cần thiết.

Theo Gemini, WordPress đang chiếm hơn 70% thị phần toàn bộ website trên thế giới. Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với công nghệ mã nguồn mở WordPressđể khởi tạo website bất kỳ.

Bước 2: GIAO DIỆN VÀ TÍNH NĂNG (Source code)

Có rất nhiều tuỳ chọn để giúp bạn tạo 1 bản thiết kế website hoàn chỉnh

  1. Sử dụng theme Free: WordPress có kho tài nguyên theme và plugin miễn phí khổng lồ đã được kiểm duyệt. Bạn có thể tải và cài đặt miễn phí tại đây: https://wordpress.org/themes/
    Tuy nhiên các theme này do các đơn vị lập trình trên thế giới tạo và đưa lên. Phiên bản miễn phí sẽ bị giới hạn tính năng. Bạn cần mua bản trả phí để sử dụng đầy đủ tính năng của theme.
  2. Mua Hosting tặng Theme: Bạn được tặng 1 theme Flatsome  giá 500.000đ khi mua Hosting tại WPCloud.vn.
  3. Mua theme đã được build sẵn từ các kho theme và tự chỉnh sửa nội dung. Giá rất rẻ chỉ từ 250k / theme .

    WPTheme.vn có sẵn 3000 theme Premium giá chỉ từ 250k. Xem tại đây.

  4. Thuê dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu: Giá có thể cao thấp tuỳ vào đơn vị và khối lượng công việc họ sẽ thực hiện cho bạn. Tuy nhiên bạn nên cẩn thận với các dịch vụ giá quá rẻ nhé! Đi phụ hồ bây giờ cũng 500k 1 công rồi. 😂😂😂

    Bảng giá thiết kế website trọn gói Giá Rẻ

Bước 3: ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN

Nếu quá trình tạo website giống như việc xây dựng một ngôi nhà, thì tên miền chính là địa chỉ của ngôi nhà đó. Mọi người có thể tìm thấy trang web của bạn thông qua tên miền. Để thiết kế trang web, hãy lựa chọn một tên miền phù hợp. Có rất nhiều ý tưởng để chọn tên miền, bạn có thể cân nhắc theo sở thích cá nhân hoặc dựa trên các yếu tố liên quan đến thương hiệu của mình.

Có 4 loại tên miền phổ biến nhất hiện nay:

  1. Tên miền Việt Nam có đuôi .vn hoặc .com.vn. Giá ở các nhà cung cấp đều giống nhau khoảng ~770k / 1 năm đầu. Gia hạn khoảng ~500k
  2. Tên miền Quốc tế đuôi .com .org.net giá khoảng 200k đến 300k / 1 năm
  3. Tên miền giá khuyến mãi siêu rẻ ở năm đầu (Nhưng giá gia hạn lại siêu chát đến vài triệu): .xyz .shop,…
  4. Tên miền miễn phí: tên miền đuôi .tk .ga .cf .ml free 12 tháng đầu. Tên miền đuôi .id.vn miễn phí cho công dân Việt Nam từ 18 đến 23 tuổi.

Sau khi mua tên miền, bạn lên Google gõ “Hướng dẫn trỏ tên miền từ {đơn vị bán} về ip host”. Rất nhiều bài viết hướng dẫn cho bạn xem nhé

Bước 4. ĐĂNG KÝ HOSTING

Đây là nơi lưu trữ dữ liệu website của bạn. Chọn dịch vụ hosting đáng tin cậy, có tốc độ tốt và hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp. Điều này giống như mảnh đất để xây dựng một ngôi nhà.

Các bước đăng ký:

Truy cập các nhà cung cấp tên miền và hosting uy tín như Bluehost, HostGator, SiteGround, GoDaddy, v.v.
Đăng ký tên miền và chọn gói hosting phù hợp với nhu cầu của bạn.
Kết nối tên miền với hosting (thường các nhà cung cấp sẽ có hướng dẫn chi tiết).

Một số tiêu chí khi chọn hosting:

  • Số lượng website có thể host.
  • Chứng chỉ bảo mật SSL.
  • Dung lượng database, băng thông.
  • Ram.
  • Control panel thân thiện.
  • Hỗ trợ chuyên nghiệp.

Bước 5: TRỎ TÊN MIỀN VÀ CÀI ĐẶT SOURCE CODE LÊN HOSTING

Hầu hết các dịch vụ hosting đều có tùy chọn cài đặt WordPress chỉ với một vài bước đơn giản:

Bước 1: Đăng nhập vào bảng điều khiển của hosting (cPanel hoặc tương tự).
Bước 2: Tìm và chọn Cài đặt WordPress (WordPress Install).
Bước 3: Chọn tên miền của bạn và điền thông tin cần thiết (tên website, tài khoản admin).
Bước 4: Nhấp vào Cài đặt (Install) và đợi quá trình cài đặt hoàn tất.

Nếu sử dụng Hosting Việt Nam, Bạn hoàn toàn có thể yêu cầu đơn vị bán Host hỗ trợ cài đặt hoặc đưa mã nguồn lên Hosting.

Bước 6. CÀI ĐẶT PLUGIN CẦN THIẾT

Plugin là các công cụ mở rộng chức năng cho website của bạn. Một số plugin phổ biến:

–  Rankmath SEO: Tối ưu hóa SEO cho website.
–  Akismet: Chống spam cho bình luận.
–  Contact Form 7: Tạo form liên hệ.
–  WooCommerce: Tạo cửa hàng trực tuyến.
–  Wordfence Security: Bảo mật website.

Cách cài đặt plugin:

  • Bước 1: Đi tới Plugin > Thêm mới (Add New).
  • Bước 2: Tìm plugin bạn cần, nhấp vào Cài đặt (Install) và sau đó Kích hoạt (Activate).

Bước 7. TẠO NỘI DUNG CHO WEBSITE

Bước 1: Tạo các trang cần thiết (Trang chủ, Giới thiệu, Dịch vụ, Blog, Liên hệ).
Bước 2: Viết bài viết blog hoặc thêm sản phẩm (nếu là website bán hàng).
Bước 3: Thêm hình ảnh, video, và các nội dung đa phương tiện khác.

Bước 8: KIỂM TRA VÀ TỐI ƯU HOÁ WEBSITE

Kiểm tra hiển thị trên các thiết bị: Đảm bảo website của bạn hiển thị tốt trên máy tính, máy tính bảng và điện thoại.
Kiểm tra tốc độ website: Sử dụng các công cụ như Google PageSpeed Insights để kiểm tra và tối ưu hóa tốc độ tải trang.
SEO cơ bản: Tối ưu hóa tiêu đề, mô tả, từ khóa và URL của trang.

Bước 9: BẢO MẬT WEBSITE

Cài đặt plugin bảo mật: Wordfence hoặc Sucuri là những lựa chọn tốt.
Cập nhật WordPress, theme và plugin thường xuyên: Đảm bảo mọi thứ luôn được cập nhật để tránh lỗ hổng bảo mật.
Sao lưu website thường xuyên: Sử dụng plugin như UpdraftPlus để sao lưu dữ liệu định kỳ.

Bước 10: QUẢNG BÁ WEBSITE

Pulic website: Khi mọi thứ đã sẵn sàng, bạn có thể công khai website để mọi người truy cập.
Quảng cáo website: Sử dụng mạng xã hội, email marketing, và các phương pháp SEO để tăng lượng truy cập cho website.

Bước 11: DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN WEBSITE

Cập nhật nội dung thường xuyên: Đăng bài viết mới, cập nhật thông tin liên hệ hoặc sản phẩm.
Theo dõi hiệu suất website: Sử dụng Google Analytics để theo dõi lượt truy cập và hiệu suất của website.
Tối ưu hóa liên tục: Dựa trên dữ liệu người dùng để liên tục tối ưu hóa giao diện và trải nghiệm người dùng.

Cách tạo website không quá khó nếu bạn nắm được các hướng dẫn cơ bản. Và ngày nay việc có một website để quảng bá sản phẩm hay tăng độ uy tín của doanh nghiệp bạn không còn quá khó.